Nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào Lâm Đồng rất cao

04:06, 07/06/2019

(LĐ online) - Ngày 7/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị trực tuyến với 12 đầu cầu trên 12 huyện, thành trong toàn tỉnh triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. 

(LĐ online) - Ngày 7/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị trực tuyến với 12 đầu cầu trên 12 huyện, thành trong toàn tỉnh triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn. 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh Lâm Đồng phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh Lâm Đồng phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
 
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, tính đến ngày 5/6, bệnh DTLCP xảy ra tại 3.537 xã thuộc 343 huyện của 53 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy hơn 2,2 triệu con. Trong đó các tỉnh giáp ranh Lâm Đồng đã phát sinh bệnh DTLCP gồm: Bình Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk. Đến ngày 7/6, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa phát hiện bệnh DTLCP, nhưng nguy cơ xâm nhiễm rất lớn từ các tỉnh giáp ranh thông qua việc vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn từ các tuyến đường bộ liên thông các xã, tuyến đường sông đến các vùng nông nghiệp Lâm Đồng. 
 
Hội nghị thống nhất huy động cả hệ thống chính trị trên 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng vào cuộc thực hiện quyết liệt phòng, chống DTLCP theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ với phương châm: “Phòng, chống dịch như chống giặc”. Tổ chức giám sát chặt chẽ, kịp thời tiêu hủy lợn bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tăng cường tuyên truyền, vận động cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi lợn chủ động các biện pháp phòng trừ. Tiếp tục thực hiện vệ sinh tiêu độc sát trùng định kỳ và đột xuất khu vực giết mổ, chăn nuôi tập trung. Khi phát hiện lợn chết không rõ nguyên nhân phải lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. 
 
Bên cạnh việc thực hiện chốt chặn các tuyến đường giáp ranh, 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng luôn phải sẵn sàng tất cả các phương án phòng, chống bệnh DTLCP một cách nhanh - gọn - dứt điểm, kiểm soát tình hình, không bị động… Đồng thời xác định cụ thể địa điểm tiêu hủy lợn bệnh, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, kinh phí, vật tư, trang thiết bị… để không lúng túng, kịp thời xử lý các ổ dịch bệnh vừa xảy ra…
 
VĂN VIỆT