Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách

03:08, 11/08/2021

(LĐ online) - Ngày 10/8, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình "Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh.

(LĐ online) - Ngày 10/8, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh. 
 
Hội LHPN tỉnh chung tay hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Hội LHPN tỉnh chung tay hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh
 
Chương trình nhằm đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ; đảm bảo tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong các cơ quan hành chính nhà nước; phát huy vai trò phụ nữ trong hoạch định chính sách và tăng cường hiệu quả công tác bình đẳng giới ở các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.
 
Mục tiêu đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp nhằm phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, hướng tới thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát triển bền vững về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù có tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dưới 30% có thể điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị. 
 
Phấn đấu tỷ lệ nữ trong diện quy hoạch các chức danh quản lý, lãnh đạo các cấp đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt 50% vào năm 2030. Phấn đấu tỷ lệ nữ trong diện quy hoạch các chức danh quản lý, lãnh đạo các cấp được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực đạt 75% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030. Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phải có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư.
 
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ gắn với quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan tham mưu thực hiện chính sách; truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ trong thời kỳ mới; tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị về sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức nữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
 
Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các sở, ngành, địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện hoạt động và giải pháp của kế hoạch theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý nhà nước hiện hành. Bên cạnh đó, huy động đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
 
Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và kinh phí triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. 
 
T. HƯƠNG