Cách sống sót qua khủng bố: Chạy và trốn đi, đừng giả chết

08:07, 28/07/2016

Sau những loạt vụ tấn công khủng bố diễn ra ở nhiều nơi tại châu Âu thời gian qua, nước Anh được cho là "rất có thể" sẽ là mục tiêu tiếp theo. 

Sau những loạt vụ tấn công khủng bố diễn ra ở nhiều nơi tại châu Âu thời gian qua, nước Anh được cho là “rất có thể” sẽ là mục tiêu tiếp theo. 
 
Một nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ khủng bố hồi tháng 11 năm ngoái ở Pháp. (Nguồn: Reuters)
Một nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ khủng bố hồi tháng 11 năm ngoái ở Pháp. (Nguồn: Reuters)

Trước nguy cơ này, các lãnh đạo an ninh ở Anh đã đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho người dân sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho tình huống tương tự, trong đó cảnh báo rằng mọi người nên chạy và trốn đi thay vì giả vờ lăn ra chết.
 
Lực lượng tình báo Anh đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa khủng bố với quốc gia này. Neil Basu, phó trợ lý ủy viên cảnh sát cho biết: “Với tình hình đe dọa khủng bố ở mức nghiêm trọng, chúng tôi kêu gọi người dân hãy tự biết cách bảo vệ mình, Lực lượng cảnh sát Anh đang phối hợp không biết mệt mỏi với các đối tác để đối đầu với mối nguy này và bảo vệ cộng đồng.”
 
Văn phòng An ninh Chống khủng bố Quốc gia (Nactso) của Anh đã đưa ra những chỉ dẫn cho người dân về cách hành động khi vướng vào một vụ tấn công bằng súng và bom sau loạt vụ động khủng bố xảy ra ở Paris hồi tháng 11 năm ngoái khiến 130 người thiệt mạng.
 
Pháp đã liên tiếp phải hứng chịu các đợt tấn công khủng bố có liên hệ tới lực lượng IS trong thời gian gần đây. Mới đây nhất, vụ cắt cổ một giáo sỹ ở Normandy hôm thứ Ba vừa qua đã tiếp tục gây chấn động nước Pháp - quốc gia vẫn chưa nguôi nỗi đau 84 người thiệt mạng ở Nice trong ngày lễ độc lập hôm 14/7, cũng như vụ tấn công vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris cách đây hơn một năm.
 
Các quan chức phụ trách chống khủng bố đã đưa ra nhiều lời khuyên về cách hành động khi vướng phải một vụ tấn công khủng bố, trong đó có lời khuyên người dân nên “chạy trốn nếu có thể” - thay vì nằm xuống giả chết- hoặc nấp vào một chỗ kín và an toàn và để điện thoại ở chế độ im lặng. 
 
Tài liệu hướng dẫn của Nactso đã liệt kê ra những gì nên làm để sống sót trong một sự cố diễn biến nhanh như tấn công có vũ trang, cũng như khuyên các doanh nghiệp phát triển các quy trình mà Nactso gọi là “lệnh phong tỏa linh động” để ngăn những kẻ khủng bố có vũ trang tràn vào một tòa nhà kinh doanh.
 
Những người sống sót sau vụ xả súng hàng loạt tại nhà hát Balactan khiến 89 người chết và hàng trăm người bị thương kể lại rằng họ đã ngã rạp ra đất và nằm im giả chết. Tuy nhiên, chỉ dẫn của Nactso nói rằng, nếu có tấn công khủng bố xảy ra, mọi người nên “cố chạy trốn nếu có thể,” “thuyết phục những người khác đi cùng” và “bỏ tất cả đồ đạc mang theo lại.” 
 
Trong trường hợp các lối thoát đều bị chặn, người dân được khuyến cao là hãy tìm chỗ ẩn nấp khỏi luồng đạn đăng sau “các bức tường gạch hay bê tông cốt thép kiên cố” bởi “trốn khỏi tầm nhìn không có nghĩa là bạn sẽ an toàn - đạn vẫn xuyên được qua gạch, cửa kính, gỗ hay kim loại.” 
 
Sau khi tìm được nơi trú ẩn, nên “giữ im lặng và chuyển điện thoại sang chế độ im lặng,” cũng như gia cố cửa nẻo thật kỹ trước khi gọi cảnh sát và thông báo vị trí của mình, cung cấp các mô tả chi tiết về các nghi phạm khủng bố, cũng như chúng có giữ con tin hay có thương vong gì không. 
 
Ngoài ra, bộ lời khuyên này cũng có một phần hướng dẫn các công ty đào tạo nhân viên cách phong tỏa các tòa nhà doanh nghiệp và phản ứng trước một vụ tấn công.
 
“Phong tỏa linh động là khả năng nhanh chóng hạn chế tiếp cận và ra vào một tòa nhà doanh nghiệp qua các biện pháp vật lý để ứng phó với một mối đe dọa, dù từ bên trong hay bên ngoài,” Nactso cho hay. Hệ thống báo động, tin nhắn nội bộ hay trợ lý cá nhân có thể được dùng để thông báo cho nhân viên về vụ tấn công khủng bố.
 
Bộ hướng dẫn này được đưa ra trong bối cảnh lực lượng cứu hỏa cơ động của nước Anh đang bí mật làm nhiệm vụ tuần tra thành phố London trong những chiếc xe không bị đánh dấu như một phần của chuỗi hoạt động tăng cường an ninh.
 
Dưới đây là tổng hợp những lời khuyên sống sót qua cơn khủng bố của cơ quan chống khủng bố Anh.
 
CHẠY
 
Hãy chạy trốn nếu có thể
Cân nhắc những lựa chọn an toàn nhất
Có đường thoát an toàn không? Hãy cố chạy theo đường đó – nếu không thể, hãy trốn đi.
Bạn có thể đến lối thoát mà không đặt mình vào tình huống nguy hiểm hơn không?
Thuyết phục những người khác đi cùng
Bỏ lại đồ đạc mang theo.
 
TRỐN
 
Nếu bạn không thể chạy, hãy trốn đi
Tìm chỗ ẩn nấp tránh đạn lạc
Nếu bạn có thể thấy tên khủng bố, hắn cũng có thể nhìn thấy bạn.
Trốn khỏi tầm nhìn của khủng bố không có nghĩa bạn đã an toàn - đạn lạc có thể xuyên qua cửa kính, gạch, gỗ hay kim loại
Hãy tìm chỗ nấp khỏi luồng đạn đằng sau tường gạch hay tường bê tông cốt thép xây kiên cố
Nhận biết được các lối thoát
Cố gắng không để bị mắc kẹt
Giữ yên tĩnh, chuyển điện thoại sang chế độ im lặng
Khóa/chặn cửa
Đứng tránh xa cảnh cửa.
 
THÔNG BÁO
 
Gọi 999: Cảnh sát cần biết gì?
Vị trí: Những nghi phạm khủng bố đang ở đâu?
Chỉ dẫn: Lần cuối bạn nhìn thấy những nghi phạm là khi nào?
Mô tả: Mô tả những kẻ tấn công, số lượng, đặc điểm, quần áo, vũ khí...
Cung cấp thêm thông tin: số người chết, bị thương như thế nào, thông tin về tòa nhà, lối vào, lối ra, những người bị bắt làm con tin…
Ngăn người khác bước vào tòa nhà có khủng bố nếu đủ an toàn để làm vậy.
 
(Theo Vietnam+)