Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Lâm Đồng

05:06, 24/06/2016

(LĐ online) - Chiều ngày 24/6, tại Tỉnh ủy Lâm Đồng, Ban Kinh tế Trung ương làm việc về tình hình phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) 5 năm (2016-2020) của tỉnh Lâm Đồng. Buổi làm việc do đồng chí Phạm Xuân Đương - Phó Thường trực Ban Kinh tế Trung ương (Trưởng Đoàn công tác) và đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng chủ trì.

(LĐ online) - Chiều ngày 24/6, tại Tỉnh ủy Lâm Đồng, Ban Kinh tế Trung ương làm việc về tình hình phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) 5 năm (2016-2020) của tỉnh Lâm Đồng. Buổi làm việc do đồng chí Phạm Xuân Đương - Phó Thường trực Ban Kinh tế Trung ương (Trưởng Đoàn công tác) và đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng chủ trì. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Vụ và bộ phận của Ban Kinh tế TW; các đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Thường trực và Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Lâm Đồng.
 
Đ/c Phó Thường trực Ban Kinh tế TW Phạm Xuân Đương đánh giá nhiều thành tựu Lâm Đồng đã đạt được
Đ/c Phó Thường trực Ban Kinh tế TW Phạm Xuân Đương đánh giá nhiều thành tựu Lâm Đồng đã đạt được
Thay mặt Tỉnh ủy Lâm Đồng, đồng chí Phó Bí thư Trần Đức Quận đã báo cáo tóm tắt với Đoàn công tác về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2016-2020) và định hướng, chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), quản lý tài nguyên, khoáng sản (TNKS) của tỉnh. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Lâm Đồng đã đạt nhiều kết quả tích cực như: tăng trưởng đạt 14,1%; GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 45,5 triệu đồng; nông nghiệp ứng dụng CNC (NNƯDCNC) phát triển mạnh. Xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả tích cực (cuối năm 2015, toàn tỉnh có 43 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 36,8%; một huyện được công nhận huyện đạt chuẩn NTM). Tăng trưởng khách du lịch bình quân 9,2%/năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thời kỳ 2011-2015 đạt 24.770 tỷ đồng, tăng thu bình quân 11,4%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 80.924 tỷ đồng. Giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội, văn hóa, thể thao chuyển biến tiến bộ và toàn diện…
 
Phát huy từ nhiều bài học thành công và những tồn tại của thực tiễn, Lâm Đồng đã đề ra kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2016-2020) của tỉnh với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; xác định 35 đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể. Trong đó, tập trung những nội dung như: Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển KTXH đã đề ra tại Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X; Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phù hợp yêu cầu hội nhập, đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững; Triển khai ba khâu đột phá chiến lược của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ XII.
 
Phó Bí thư Trần Đức Quận cũng báo cáo với Đoàn công tác một số lĩnh vực cụ thể khác mà Đoàn quan tâm như: phát triển công nghiệp; phát triển NNƯDCNC; tình hình quản lý và khai thác TNKS; đồng thời, Lâm Đồng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương… một số nội dung liên quan về phát triển NNƯDCNC và quản lý, khai thác khoáng sản.
 
Tại buổi làm việc với Đoàn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến cũng phân tích rõ thêm một số nội dung về phát triển KTXH của tỉnh, đặc biệt là chiến lược phát huy những lợi thế tiềm năng phát triển NNƯDCNC; phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng NTM; định hướng phát triển du lịch thành nền kinh tế độc lập; phát triển công nghiệp chế biến có chọn lọc (ví dụ công nghiệp chế biến nông sản); đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông;…
 
Trên cơ sở khảo sát cụ thể tại một số địa phương trong tỉnh và các báo cáo của tỉnh Lâm Đồng, Đoàn công tác của Ban Kinh tế TWđã ghi nhận và đánh giá rất cao những thành quả cũng như những định hướng phát triển về KTXH của Lâm Đồng. Đặc biệt, đồng chí Phó Ban Thường trực Phạm Xuân Đương nhất trí cao những giải pháp và đề nghị của tỉnh và chia sẻ những lợi thế, khó khăn của Lâm Đồng. Đồng thời nhấn mạnh: Lâm Đồng cần tái cơ cấu kinh tế có trọng điểm, gắn các mô hình tăng trưởng; đặc biệt, lấy công nghiệp làm rường cột để phục vụ đắc lực cho nông nghiệp; phát triển luyện nhôm tại địa bàn; phát triển công nghiệp dịch vụ du lịch…; đồng thời quản lý chặt chẽ TNKS, bảo vệ môi trường…Cần đưa ra những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện các dự án, các chương trình và những kế hoạch đã đề ra…
 
MINH ĐẠO