Khám phá vườn quốc gia Cát Tiên

07:01, 19/01/2020

Vườn Quốc gia Cát Tiên (thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước) là một trong 8 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, đồng thời là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước…

Vườn Quốc gia Cát Tiên (thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước) là một trong 8 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, đồng thời là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước…
 
Hồ Đăk Lô trong xanh thuộc VQG Cát Tiên (bên phía huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) là một hồ nước tuyệt đẹp. Rất nhiều du khách muốn đi qua hồ để tới những khu rừng gỗ quý cổ thụ.  Nếu đi băng rừng lồ ô khoảng 4 km, du khách có thể ngắm những rừng gỗ quý cổ thụ tuyệt đẹp trên đỉnh núi.
Hồ Đăk Lô trong xanh thuộc VQG Cát Tiên (bên phía huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) là một hồ nước tuyệt đẹp. Rất nhiều du khách muốn đi qua hồ để tới những khu rừng gỗ quý cổ thụ. Nếu đi băng rừng lồ ô khoảng 4 km, du khách có thể ngắm những rừng gỗ quý cổ thụ tuyệt đẹp trên đỉnh núi.
 
Những ngày giáp Tết Canh Tý 2020, chúng tôi may mắn được đi cùng các kiểm lâm viên Vườn Quốc gia Cát Tiên tuần tra, bảo vệ rừng, đồng thời có cơ hội khám phá những cánh rừng cổ thụ cả trăm năm tuổi, tận mắt thấy những loài thú đặc hữu lâu nay chỉ được nhìn ngắm trên phim và sách báo.
 
Hiện Vườn có diện tích rộng trên 70.000 ha, trong đó có 8.000 ha vùng ngập nước. Được ví như một kho báu khổng lồ giữa đại ngàn, bởi vậy Vườn Quốc gia Cát Tiên được đánh giá có sinh cảnh rừng độc đáo kết hợp giữa rừng ẩm nhiệt đới tự nhiên và vùng đất ngập nước, góp phần tạo ra đa dạng sinh học, hệ động, thực vật giàu có nhất nhì khu vực. 
 
Thống kê hiện tại Vườn có 1.610 loài thực vật và nhiều loài động vật; trong đó, có 26 loài nguy cấp và cận nguy cấp theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, 31 loài nguy cấp nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 23 loài chỉ còn tồn tại ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 và là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam. Và tới năm 2005, khu đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Đây là khu đất ngập nước thứ 1.499 của thế giới và là khu thứ hai của Việt Nam.
 
Với tầm quan trọng như vậy, hằng ngày công tác bảo vệ, tuần tra rừng luôn là ưu tiên hàng đầu đối với anh em lực lượng kiểm lâm của Vườn. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc, các kiểm lâm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết các loài động vật, nghiên cứu về thực vật để bảo tồn, phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên.
 
Chúng tôi cùng các anh kiểm lâm viên chạy xe máy qua 9 km và lội bộ hơn 5 km đường xuyên rừng. Điểm cuối là Bàu Sấu, nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất Vườn Quốc gia Cát Tiên với mặt bàu rộng hơn 2.500 ha vào mùa mưa. Song mùa hè mặt bàu chỉ còn khoảng trên dưới 200 ha. Trong ảnh: du khách đang được Phạm Xuân Linh, kiểm lâm viên Trạm Bàu Sấu hướng dẫn du khách xem cá sấu nổi trên mặt hồ.
Chúng tôi cùng các anh kiểm lâm viên chạy xe máy qua 9 km và lội bộ hơn 5 km đường xuyên rừng. Điểm cuối là Bàu Sấu, nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất Vườn Quốc gia Cát Tiên với mặt bàu rộng hơn 2.500 ha vào mùa mưa. Song mùa hè mặt bàu chỉ còn khoảng trên dưới 200 ha. Trong ảnh: du khách đang được Phạm Xuân Linh, kiểm lâm viên Trạm Bàu Sấu hướng dẫn du khách xem cá sấu nổi trên mặt hồ.

 

VQG Cát Tiên đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, chủ yếu thuộc các họ sao dầu và họ đậu. Hiện nay đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch. Trong ảnh: Anh Đỗ Văn Thao, kiểm lâm viên Trạm Kiểm lâm cơ động dẫn chúng tôi quan sát cây tung cổ thụ, điểm đến tham quan lý tưởng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.
VQG Cát Tiên đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, chủ yếu thuộc các họ sao dầu và họ đậu. Hiện nay đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch. Trong ảnh: Anh Đỗ Văn Thao, kiểm lâm viên Trạm Kiểm lâm cơ động dẫn chúng tôi quan sát cây tung cổ thụ, điểm đến tham quan lý tưởng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

 

Một cá thể gà sao đỏ được kiểm lâm nhận từ người dân và thả về rừng. Trong ảnh: Ông Phạm Hồng Thái - Trạm trưởng Trạm Gia Viễn - Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên) đang thả cá thể gà sao đỏ.
Một cá thể gà sao đỏ được kiểm lâm nhận từ người dân và thả về rừng. Trong ảnh: Ông Phạm Hồng Thái - Trạm trưởng Trạm Gia Viễn - Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Cát Tiên) đang thả cá thể gà sao đỏ.

 

 

 

Tại khu vực rừng Bàu Sấu, chúng tôi cùng kiểm lâm viên Đỗ Văn Thao phát hiện một chú khỉ đuôi lợn đang trèo cây ăn trái trong rừng. Theo chia sẻ của Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Bàu Sấu Phạm Văn Tuấn, khu vực rừng nguyên sinh tại đây các anh em thường bắt gặp khỉ, công, nai, heo, vượn, vooc, hạc cổ trắng... Riêng bò tót, mới mấy hôm trước anh nhìn thấy một đàn gặm cỏ trên con đường mòn.
Tại khu vực rừng Bàu Sấu, chúng tôi cùng kiểm lâm viên Đỗ Văn Thao phát hiện một chú khỉ đuôi lợn đang trèo cây ăn trái trong rừng. Theo chia sẻ của Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Bàu Sấu Phạm Văn Tuấn, khu vực rừng nguyên sinh tại đây các anh em thường bắt gặp khỉ, công, nai, heo, vượn, vooc, hạc cổ trắng... Riêng bò tót, mới mấy hôm trước anh nhìn thấy một đàn gặm cỏ trên con đường mòn.

 CHÍNH THÀNH